Để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất, bạn nên lấy cao răng định kỳ, vậy lấy cao răng có đau không? Thông tin này sẽ được Kỹ thuật viên Nha khoa tư vấn sau đây.
- Có nên thực hiện phương pháp niềng răng khểnh không?
- Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng cụ thể trong quá trình chỉnh nha
- Các biện pháp điều trị bệnh nha chu hiệu quả
KTV Nha khoa tư vấn lấy cao răng có đau không?
Cao răng chính là những mảng bám tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…), một thời gian dài chúng trở nên cứng và bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Theo giảng viên Trung cấp Nha khoa, có hai loại cao răng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Trong trường hợp không điều trị sớm sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
Cao răng hình thành từ đâu?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành cao răng chủ yếu từ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Không chịu khó vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Không làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
- Dùng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
- Không chải răng đúng cách sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.
Tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng
Những tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng có thể kể đến như:
- Gây phá hủy men răng, nguy cơ sâu răng càng cao.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
- Gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
- Gây chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống, tụt nướu làm lộ chân răng.
- Nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng như: Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Đặc biệt có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tư vấn lấy cao răng có đau không
Lấy cao răng có đau không?
Đây cũng là thắc mắc nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu bạn đang mắc một số bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
Nếu cao răng ở thân răng thì việc lấy cao răng không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết, nếu vôi răng bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Cách phòng ngừa sự hình thành cao răng
Để hạn chế sự hình thành cao răng, bạn nên chải răng đúng cách. Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn. Không hút thuốc, nên có chế độ ăn uống lành mạnh đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ quả. Ngoài ra bạn nên đi khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần theo sự chỉ định của nha sĩ.
Nguồn: Trungcapnhakhoa.com tổng hợp.