Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng.
- Cha mẹ cần biết các trường hợp sâu răng ở trẻ em thường thấy
- Thứ tự mọc răng sữa và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
- KTV Nha khoa hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ mới mọc răng
Có tới 60% dân số ở độ tuổi 35-45 mắc bệnh nha chu. Trẻ em đôi khi cũng mắc bệnh này với triệu chứng cao răng, viêm lợi.
Thông tin tổng quan về bệnh nha chu
Nguyên nhân gây bệnh: Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính của bệnh. Nếu không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng không tốt.
- Giảm sức đề kháng cơ thể, phụ nữ có thai.
- Hút thuốc lá.
- Các bệnh toàn thân như tiểu đường, HIV/AIDS, nhiễm trùng nhiễm độc…
Các triệu chứng của bệnh:
- Chảy máu khi chải răng
- Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu
- Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.
- Hơi thở hôi
- Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra
- Răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.
Bệnh răng miệng này thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu.
Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.
Phương pháp điều trị bệnh nha chk
Điều trị khẩn cấp: giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.
Điều trị không phẫu thuật:
- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật.
- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
- Cố định răng (nếu răng lung lay).
- Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
- Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng
- Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm.
Điều trị phẫu thuật:
- Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng. Thường có các loại sau:
- Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
- Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.
Điều trị duy trì: sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.
Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội họa tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.
Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).
☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258
Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981