Mọc răng sữa là một trong những giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ đi kèm những cơn khó chịu, bứt rứt do có những thay đổi từ bên trong. Mọi người cùng tìm hiểu các thông tin mọc răng sữa qua bài viết dưới đây nhé!
- Giảng viên Trung cấp Nha khoa hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ độ tuổi ăn dặm
- Hàm răng khỏe mạnh với chế độ ăn uống khoa học
Mọc răng sữa là một trong những giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng sữa và các biểu hiện như thế nào?
Giảng viên Trung cấp Nha khoa cho biết, mọc răng sữa là quá trình hình thành bộ răng đầu đời của trẻ. Thứ tự mọc răng sữa và độ tuổi bắt đầu mọc răng của mỗi trẻ đều khác nhau. Răng sữa thường bắt đầu nhú lên trong giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi. Một số trẻ có thể mọc răng sớm vào 3 tháng tuổi hoặc mọc chậm bắt đầu từ 9-12 tháng tuổi.
Trước khi mọc răng sữa, trẻ thường có các biểu hiện như:
- Chảy nhiều nước dãi, hai má ửng hồng hơn so với bình thường.
- Thích cho tay lên miệng để mút.
- Thường tìm nhai các vật hay đồ chơi xung quanh.
- Bứt rứt, dễ quấy khóc.
- Biếng ăn hoặc ăn không ngon.
- Khó ngủ và không yên giấc.
- Một số trẻ còn đi phân lỏng và mông bị rộp đỏ.
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ nhỏ như thế nào?
Tùy vào thể trạng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thứ tự mọc răng sữa ở trẻ.
Đối với thứ tự mọc răng sữa hàm dưới
- Răng cửa giữa: bắt đầu nhú từ 6-10 tháng tuổi
- Răng cửa bên: mọc từ 10-16 tháng tuổi.
- Răng nanh: hình thành vào 17- 23 tháng tuổi.
- Răng hàm sơ cấp: bắt đầu nhú vào tháng thứ 14 hoặc 18.
- Răng hàm thứ cấp: mọc vào 23-31 tháng tuổi.
Đối với thứ tự mọc răng sữa hàm trên
- Răng cửa giữa: hình thành khi 8-12 tháng tuổi.
- Răng cửa bên: mọc lúc 9-13 tháng tuổi.
- Răng nanh: bắt đầu từ tháng thứ 16 hoặc tháng thứ 22.
- Răng hàm sơ cấp: mọc từ 13-19 tháng tuổi.
- Răng hàm thứ cấp: phát triển khi trẻ 25-33 tháng tuổi.
Hãy bình tĩnh và chăm sóc trẻ chu đáo khi trẻ mọc răng sữa
Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
Với thứ tự mọc răng sữa lần lượt theo từng đợt, mỗi lần như thế trẻ thường phản ứng lại bằng các biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc,.. Do đó, bạn hãy bình tĩnh và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ thật chu đáo để giúp xoa dịu những cơn khó chịu bằng cách:
- Sử dụng đồ chơi và vật dụng chuyên dụng cho trẻ đang mọc răng.
- Thường xuyên lau tay và vệ sinh đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đeo yếm khi trẻ chảy nhiều nước dãi để giúp phần ngực áo luôn được khô thoáng.
- Dùng băng gạc quấn quanh ngón tay và thấm nước ấm để vệ sinh răng miệng cho trẻ, giúp giảm sưng đau tại vùng nướu đang chuẩn bị mọc răng.
- Cho bé uống đủ nước và sữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.
- Tăng cường canxi trong sữa và bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Hạn chế thức ăn có nhiều đường vào ban đêm nhằm tránh khuẩn sâu răng.
Lưu ý: khi thứ tự mọc răng sữa lần lượt diễn ra ở cả hàm trên và hàm dưới gần như đầy đủ, hãy bế trẻ trước gương để quan sát quá trình bạn vệ sinh răng. Điều này giúp trẻ học và hình thành ý thức chăm sóc răng miệng.