Danh mục
Trang chủ > Nha Khoa Thẩm Mỹ > Nha Khoa Trẻ Em > Trẻ Mọc Răng Cần Biết Cách Xử Trí Đúng

Trẻ Mọc Răng Cần Biết Cách Xử Trí Đúng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20/06/2016 1,193 Lượt xem

Trẻ mọc răng thường đau khóc thì không bậc cha mẹ nào không đau lòng xót dạ. Để tránh những việc làm sai lầm do thiếu kiến thức thậm chí có hại cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của trẻ hãy nghe các Nha sĩ hướng dẫn cách xử lý khi trẻ mọc răng.

lam-gi-khi-tre-moc-rang

Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra các cảnh báo và khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên mua các loại thuốc giảm đau hoặc Gel lam tê liệt tạm thời răng miệng để giảm đau cho trẻ vì có thể gây nên những biến chứng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Một số biếng chứng nặng có thể xảy ra như: Bồn chồn, hốt hoảng, nhầm lẫn, ngủ quá giấc, ảnh hưởng thị giác, nôn, co giật, vấn đề về tim thậm chí chấn thương sọ não nghiêm trọng…

Cách xử lý một số trường hợp khi trẻ mọc răng

– Nụ răng bắt đầu xuất hiện khoảng khi trẻ 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khoảng 3 tuổi, khi miệng bé mọc đầy đủ răng sữa tạm thời.Trong giai đoạn này để giảm đau cho trẻ có thể thử một số phương pháp như sau: Cọ xát nướu của bé với một ngón tay hoặc một miếng vải lạnh để làm giảm sưng. Cho bé ngậm núm vú giả làm lạnh từ tủ đông hoặc giữ một củ cà rốt lạnh cho bé gặm vào để tạo sức ép nhẹ cho nướu răng.

– Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:

– Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

– Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

– Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

Để trẻ có hàm răng đẹp cần làm những gì?

be-moc-rang-thuong-kho-chiu

Hãy hạn chế ngay những tật xấu của trẻ.

– Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.

– Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

– Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.

– Không tự ý mua kháng sinh cho con uống vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhiều trường hợp răng nhiễm kháng sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dạng, màu sắc không còn tự nhiên nữa.

– Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường..

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học Trung cấp Nha khoa Hà Nội:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp những bệnh răng miệng dễ gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh răng miệng do chưa ý …