Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế nào

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế nào

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
21/11/2017 494 Lượt xem

Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe toàn thân.Ở người già việc mắc các bệnh về răng miệng là rất thường xuyên vì vậy cần phải có chế độ bảo vệ hợp lý

Sức khỏe răng miệng của người cao tuổi

Sức khỏe răng miệng của người cao tuổi

Theo chuyên gia về sức khỏe người cao tuổi Truong Cao dang Duoc Sai Gon thì ở người già răng đã xuống cấp rất dễ gây nên các bệnh răng miệng vì vậy cần phải có chế độ chăm sóc kỹ càng.

Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

* Bệnh nha chu

Bệnh nha chu vô cùng phổ biến ở răng miệng, hay gặp thường xuyên ở tuổi trung niên và nguyên chính dẫn đến tình trạng mất răng của trẻ

–  Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng nguyên nhân chính của bệnh là do vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở các mảng bám xung quanh hình thành nên cao răng. Cao răng càng nhiều thì tình trạng viêm lợi càng nặng

–  Những triệu chứng thường gặp là chảy máy lợi, dễ chảy máu, cao răng tích tụ hơi thở có mùi hôi khó chịu

* Bệnh sâu răng

–  Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu hủy tổ chức cứng của răng tại nên lỗ sâu hoắm trên thân răng ,ở người cao tuổi do tuổi tác nên rất dễ bị bệnh này

– Bệnh sâu răng thường xuất hiện các triệu chứng như ê buốt , ê buốt có thể kéo dài đến khi tủy chết người bệnh sẽ không còn cảm giác đau nữa

Xem thêm: 

Thông tin trường trung cấp nha khoa tuyển sinh năm 2018

Cần phòng bệnh đúng cách

Cần phòng bệnh đúng cách

* Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm như viêm khớp, chấn thương xương hàm  hoặc mỏi hàm do nghiến răng và mất răng lâu ngày

– Triệu chứng xảy ra là đau cơ hàm , đau nhức xung quang tai thường khó chịu khi cắn cứng các khớp hàm rất đau đầu

* Bệnh mòn và ê răng

– Bệnh này thường xuất phát là do tuổi tác đã cao các nguyên nhân cơ học hoặc hóa học lâu dần khiến răng bị bào mòn hoặc có thể do đánh răng chải quá kỹ, hoặc lúc nhai nghiến, chải răng quá mạnh . Hoăc do ăn thức ăn chứa nhiều axit khiến răng bị bào mòn

– Ê buốt răng có thể là do tụt lợi và tiêu xương ổ răng quá cảm ngà vùng cổ răng.

* Bệnh rụng răng

– Nguyên nhân mất răng có thể do sâu răng, viêm quanh răng. Nghiên cứu tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi vào khoảng trên 50%, tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng tăng.

* Khô miệng

– Do người già, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch suy yếu, kèm theo rất nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc kéo dài gây nên triệu chứng khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và khó khăn khi ăn nhai, nuốt.

 

Dinh dưỡng ở người cao tuổi cần đảm bảo
Dinh dưỡng ở người cao tuổi cần đảm bảo

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

* Một chế độ ăn uống hợp lý

Giảm thịt ăn thêm nhiều rau có thể cung cấp thêm vitamin dồi dào cho cơ thể nói chung và cho cả răng miệng nói riêng, đây cũng được coi là một món ăn tráng miệng

Nên ăn nhiều các loại trái cây và ăn sau khi bữa ăn chính 1 tiếng ở người cao tuổi vì không hấp thu được nhiều cùng một lúc vì thế họ thường chia nhỏ các bữa ăn của mình, và mỗi lần ăn như vậy nên vệ sinh răng miệng cẩn thận

* Phòng bệnh nha chu

Mảng bám của vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm nướu.
Triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây ra viêm nướu. Các mô quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng mất điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; lúc này răng biểu hiện sẽ là sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.
Để phòng ngừa bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách, ăn những thức ăn mềm.

xem thêm:

Những Vị thuốc bắc trong đông y

Thông tin ngành Dược trên tạp chí dược học Việt Nam năm 2018

Nguồn : http://trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …