Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Sâu Răng Và Những Triệu Chứng Nhận Biết

Bệnh Sâu Răng Và Những Triệu Chứng Nhận Biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20/05/2016 949 Lượt xem

Bệnh sâu răng là bệnh răng miệng vô cùng phổ biến và có những mức nguy hiểm nhất định. Tuy vậy, chúng ta luôn bỏ qua nó mà không có biện pháp phòng ngừa hay chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

benh-sau-rang-va-trieu-chung-nhan-biet

Bệnh sâu răng là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng, nó cũng là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ làm gây ra sự thương tổn cho răng.

Đây là một bệnh lý nguy hiểm, phát triển một cách thầm lặng, ở những giai đoạn đầu thường không có những dấu hiệu rõ ràng, mọi người vì thế mà khó phát hiện ra mình đang bị sâu răng. Sau đây là các triệu chứng của bệnh sâu răng thường thấy nhất, mọi người hãy để ý thật kỹ lưỡng để phát hiện ra tình trạng sức khỏe răng miệng và điều trị sớm nhất để hạn chế được những tình huống nguy hiểm xảy ra:

Độ nhạy cảm của răng tăng cao

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sâu răng. Nhạy cảm với thức ăn lạnh là một dấu hiệu cho thấy răng vẫn chưa bị tấn công hoàn toàn. Một cách để bảo vệ răng khi gặp tình trạng này là trám răng kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hơn và đau đớn khi ăn đồ nóng, đó là dấu hiệu răng sắp hỏng hoàn toàn. Hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để điều trị.

Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng

Trên một chiếc răng khỏe mạnh và bình thường, lớp ngoài cùng của men răng màu trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong. Những đốm trắng đục này là dấu hiệu đầu tiên của sâu răng, nhưng thường bệnh nhân sẽ không chú ý và bỏ qua dấu hiệu này. Họ không biết rằng quá trình sâu răng đang bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng dẫn đến xuất hiện các đốm trắng đục.

Xuất hiện lỗ sâu trên răng làm thức ăn bị giắt vào răng

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng mọi người khi có dấu hiệu này không hề hay biết mình đã có thể bị mắc bệnh sâu răng. Kể từ lúc sâu răng, vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc hai bên răng thì khoảng cách giữa hai chiếc răng được nới rộng ra, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa kẹt lại những kẽ răng này. Một số người cảm thấy rất khó chịu khi thức ăn lọt vào kẽ răng và thường sử dụng tăm để tác động và vô hình chung đã tự làm trong bóc lớp men răng của mình.

Răng bị sẫm màu

rang-sam-mau

Đây là biểu hiện cho thấy răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, do không được nuôi dưỡng bằng các chất cần thiết từ tủy. Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng có thể rụng vì thiếu dinh dưỡng.

Một số răng mất chức năng nhai

Khi sâu răng ăn dần đến tủy và mô quanh chóp răng bắt đầu hình thành mủ. Điều này làm cho một số người cảm thấy đau khi nhai ở những vị trí răng gặp tình trạng trên.

Chảy máu khi đánh răng

Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa hai răng làm cho các mô nướu phát triển tràn ra bên ngoài. Khi đánh răng, những mô nướu này bị tổn thương và chảy máu.

Tróc hoặc rạn nứt răng

Nếu bạn thấy răng bị sứt mẻ khi cắn hoặc nhai cái gì không quá cứng, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh sâu răng. Do cấu trúc của men và ngà răng (men là lớp ngoài, ngà là lớp trong), nên khi răng bị sâu đến lớp ngà, nó sẽ làm tróc hoặc làm rạn nứt lớp men răng.

Hơi thở có mùi

Thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng nếu không được loại bỏ đúng cách có thể tạo nên mùi hôi trong hơi thở hay gọi là bệnh hôi miệng trong dược học cổ truyền

Xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng

khoang-tron-giua -2 rang

Nếu sâu răng ở giữa các răng hàm lớn thì qua thời gian những chiếc răng này có sự thay đổi lớn dẫn đến sự xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng.

Nướu bị sưng và có mủ

Khi sâu răng ăn đến tủy và sau đó tạo ảnh hưởng đến các mô xung quanh tạo ra mủ. Điều này có thế gây ra sưng ở nướu răng và phải điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm.

Địa chỉ đăng ký xét tuyển học trường trung cấp nha khoa:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại Hà Nội: Số 101 Phố Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyenTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …