Bệnh nhiệt miệng với các triệu chứng thường thấy nhất là nổi những mụn nước có màu trắng đục, gây ra tình trạng rộp ở miệng, rộp lưỡi… sau một vài ngày mụn nước này sẽ bị vỡ ra tạo ra những vết loét gây viêm nhiễm.
- Chữa Bệnh Sâu Răng Bằng Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền
- Bệnh Hôi Miệng – Dấu Hiệu Nguy Hiểm Của Nhiều Bệnh
- Bệnh Nhiệt Miệng, Lở Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tuy nhiệt miệng sẽ khỏi sau 10 – 15 ngày, nhưng những phiền phức mà nó gây ra thật sự không phải nhỏ. Viêm nhiệt miệng sẽ làm cho khoang miệng bị đau, rát khi ăn, khi nói chuyện… nên bệnh nhân sẽ dễ có triệu chứng biếng ăn làm sút cân, rối loạn hệ miễn dịch do cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng, trong một số trường hợp bệnh sẽ gây sốt, nổi hạch.
Vì vậy, việc điều trị bệnh nhiệt miệng là vô cùng cần thiết để bệnh có thể hết nhanh hơn, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, cũng như phòng tránh được sự tái phát của bệnh.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh nhiệt miệng đã được các chuyên gia cũng như bộ y tế công nhận về hiệu quả của chúng:
Dùng thuốc bôi điều trị bệnh nhiệt miệng
Thuốc chuyên điều trị bệnh răng miệng.
Kamistad – Gel N: đây là loại thuốc dùng để chữa viêm nhiễm răng miệng, Kamistad – Gel N của Đức được chiết xuất từ dịch chiết hoa cúc, loại thảo dược hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, giảm đau:
– Oracortia: thành phần chính của loại thuốc này là triamcinoloneacetonide. Là loại thuốc kháng viêm dạng corticoide có tác dụng điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
– Nitrate bạc: Bôi trực tiếp lên tổn thương, thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 – 5 ngày.
– Debacterol là phức hợp phenol: sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc. Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất. Cảm giác đau hầu như giảm ngay và vết thương sẽ lành sau 3 – 5 ngày. Thuốc bán theo toa và chỉ được dùng bởi nha sĩ hoặc bác sĩ. Thuốc chỉ được bôi 1 lần mỗi ngày.
– Các loại kem bôi có chứa triamcinolone acetonide: thuốc được bôi ngày 3 lần, tốt nhất là sau bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
– Dung dịch tetracycline (achromycin, nor-tet, panmycin, sumycin, tetracap): dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
– Gel lidocaine: bôi chỗ loét ngày 4 lần. Tránh nuốt thuốc sau khi bôi và không nên dùng quá 4 lần mỗi ngày để tránh độc tính.
Dùng thuốc bôi tạo màng ngăn
– Các vết loét trong niêm mạc miệng được các chuyên gia dược học Việt Nam cho biết rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn. Một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng loét miệng này là: dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét, phối hợp 4 loại thuốc: sunfamethoxazon, trimethoprim, Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn.
– Thuốc vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng, màng này đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn từ 6 – 8 giờ, cứ 6- 7 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét rất nhanh lành. Đồng thời thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn hiện tượng tái phát. Kết hợp uống thêm vitamin, thuốc tăng cường chức năng gan hoặc kháng sinh nếu thấy cần thiết
– Sau 6 – 7 lần bôi thuốc xuất hiện các dấu hiệu lành vết loét, sau 1 – 2 lần bôi thuốc ăn mặn không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc khi loét tái phát (do đặc điểm của bệnh là tái diễn từng đợt cho, nên chỉ bôi thuốc lúc có viêm loét) thấy dễn biến viêm loét nhẹ dần và thưa dần rồi khỏi, bệnh khỏi theo lộ trình giảm dần đi và thưa dần ra.
Các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng theo toa
Điều trị bệnh nhiệt miệng theo toa.
– Chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone để kiểm soát các triệu chứng có hiệu quả trong điều trị loét nặng.
– Việc áp dụng các nitrat bạc để đốt cháy những vết đau; có tác dụng giảm đau nhất thời nhưng không giảm thời gian lành vết loét, ở trẻ em nó có thể gây ra sự đổi màu răng nếu răng vẫn còn đang phát triển. Việc sử dụng tetracycline là gây tranh cãi, cũng như là điều trị với Levamisole, colchicine, gamma-globulin, Dapsone, thay thế estrogen và các thuốc ức chế monoamine oxidase.
– Một thuốc mới hơn được gọi là Debacterol, một loại sulfuric acid hoặc phenolics là giải pháp được sử dụng để đốt cháy vết đau, cho thấy có tác dụng giảm đau và giảm thời gian chữa bệnh. Tuy nhiên, mãi tới gần đây mới chấp thuận bởi FDA.
– Bệnh nặng đôi khi được điều trị bằng corticosteroid như prednisone và thuốc chống virus như acyclovir.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp y nha khoa tại Hà Nội:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333