Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
05/06/2022 196 Lượt xem

Tiêu xương ổ răng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy phòng ngừa bệnh này như thế nào?

Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Tiêu xương ổ răng là gì?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tiêu xương ổ răng là sự mất xương xảy ra ở xương bao quanh và nâng đỡ răng, được gọi là xương ổ răng. Tình trạng này xảy ra do suy giảm xương về mọi mặt như: chiều cao, mật độ… Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh mắc các bệnh về răng mà không được chữa trị. Sau một thời gian dài, xương ổ răng bị tiêu sẽ dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc xương nâng đỡ răng, hậu quả là răng bị lung lay và tệ hơn là mất răng.

Tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không?

Giảng viên Trung cấp Nha khoa cho biết, tình trạng tiêu xương ổ răng gây ra cho người bệnh những triệu chứng như sau:

  • Răng bị lung lay
  • Các khe hở xuất hiện giữa các răng ngày càng rộng
  • Hơi thở người bệnh có mùi hôi
  • Tụt nướu hoặc nhận thấy răng dần trở nên dài hơn
  • Nướu sưng hoặc chảy máu chân răng
  • Răng đau khi nhai

Nếu bạn có những triệu chứng như trên, hãy liên hệ và đặt ngay lịch khám với bác sĩ nha khoa để được thăm khám sớm, chẩn đoán chính xác để việc điều trị được hiệu quả hơn.

Phòng ngừa tiêu xương ổ răng

Phòng ngừa tiêu xương ổ răng

Nguyên nhân gây ra tiêu xương ổ răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu xương ổ răng, trong đó nguyên nhân chính là do bệnh viêm nha chu hoặc do mất răng.

  • Mất răng: khi bị mất răng, trong năm đầu tiên 25% xương xung quanh bị mất và theo thời gian xương tiếp tục “bị mòn”. Nguyên nhân là do thông thường, xương hàm sẽ được củng cố và bảo tồn thông qua áp lực và kích thích của việc nhai. Khi không còn áp lực đó nữa, xương sẽ dần mất đi.
  • Bệnh về nướu: Nếu như người bệnh mắc bệnh nha chu, vi khuẩn trong miệng sẽ dần ăn mòn phần xương hàm bên dưới kết nối răng với xương.

Nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng như: thuốc, các bệnh và rối loạn, di truyền, sử dụng thuốc lá và liệu pháp hormone…

Cách phòng ngừa bệnh tiêu xương ổ răng

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng là các bệnh về nướu, đặc biệt là bệnh viêm nha chu. Chính vì vậy, cách để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả là giữ vệ sinh răng miệng. Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những mảnh thức ăn thừa bám vào chân răng. Ngoài ra, nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh về răng (nếu có).

Nguồn: Trungcapnhakhoa.com tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …