Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị đau răng

Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị đau răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
18/02/2020 143 Lượt xem

Đau răng là một tình trạng khá thường gặp ở người cao tuổi, gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người già hay bị đau răng?

Nguyên nhân người cao tuổi dễ bị đau răng

Nguyên nhân người cao tuổi dễ bị đau răng

Nguyên nhân khiến người già dễ bị đau răng

Theo thông tin được Nha sỹ cho biết, do điều kiện cuộc sống khó khăn của những thập niên trước, người cao tuổi tại Việt Nam không có cơ hội tiếp cận với những kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay từ khi họ còn trẻ, đó là lý do vì sao họ không có được một nền tảng răng miệng tốt. Theo thời gian, răng miệng chịu sự tấn công của vi khuẩn và các yếu tố khác, dẫn đến răng và nướu bị suy yếu, mang theo các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, đau răng, viêm nha chu, viêm tủy…

Khi răng bị suy yếu hoặc mất đi, người già sẽ trở nên kém ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già là rất cần thiết.

Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Đặc biệt, một số sang thương có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

Dinh dưỡng hợp lý

Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và nướu nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng hoặc tiết ra độc tố gây bệnh nha chu.

Phòng bệnh nha chu và sâu răng

Mảng bám vi khuẩn (là nơi tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn,…) là nguyên nhân gây bệnh nha chu và sâu răng. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần lên và bị vôi hóa thành vôi răng, mảng bám và vôi răng tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nướu.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm nướu: nướu sưng, đỏ và dễ chảy máu khi ăn nhai hoặc chải răng. Nếu viêm nướu không được điều trị, dần dần các mô quanh chân răng (như nướu, xương, men gốc răng, dây chằng) đã sẽ bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng nướu, nướu có túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già

Các giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM khuyên rằng người cao tuổi nên lựa chọn kem đánh răng chứa Fluor để chải răng mỗi ngày. “P/S Ngừa sâu răng vượt trội” được công nhận là sản phẩm ngừa sâu răng tối ưu nhờ sự kết hợp canxi siêu nhỏ và Pro-Fluor linh hoạt. Canxi siêu nhỏ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ li ti trước khi chúng phát triển thành sâu răng, cho răng chắc khỏe dài lâu.

Làm răng giả

Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng và tiếp tục gây bệnh nha chu, sâu răng.

Nguồn: trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh răng miệng không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nên việc quan tâm đến sức khỏe …