Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ mà mẹ không ngờ đến

Nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ mà mẹ không ngờ đến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
28/08/2017 433 Lượt xem

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh sâu răng nhất, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng nguy hiểm ngay gần trẻ mà mẹ không hề hay biết.

                   Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh sâu răng nhất

Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ

Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em nguyên nhân chính là do các vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là vi khuẩn Streptocuccus Mutans. Khi có thức ăn dính lên mặt răng, nhất là đường và tinh bột thì các vi khuẩn này sẽ tác động và phân hủy thức ăn tạo nên chất axit ăn mòn men răng, từ đó hình thành các lỗ sâu li ti.

Theo các chuyên gia nha khoa, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ, bao gồm: chế độ chăm sóc răng miệng kém, ăn uống nhiều thực phẩm dễ gây sâu răng, trẻ bị thiểu sản men răng và do sự tiếp xúc giữa người lớn và trẻ nhỏ.

Phần lớn các trẻ nhỏ đều rất thích bánh kẹo và nước ngọt có ga mà lượng đường trong các nguồn thực phẩm này khá nhiều, đường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng cho trẻ nên khi dung nạp quá nhiều đồ ngọt vào cơ thể cũng gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ.

Ngoài nguyên nhân từ các thực phẩm trẻ dụng nạp thì việc chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng của mình cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Lượng đường và thức ăn tích tụ lại gây ra các mảng bám ẩn sâu bên trong các kẽ răng, nếu mẹ không để ý thì trẻ cũng không thể vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ các vi khuẩn gây sâu răng.

       

Hệ kháng sinh chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

Ngoài ra, hệ kháng sinh của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ bị thiếu lớp men răng càng dễ dàng cho các vi khuẩn xâm lấn và tích tụ gây hại răng cho trẻ. Men răng là lớp nằm bên ngoài cùng của răng, có màu trắng bóng và bao phủ toàn bộ cấu trúc bên trong, giúp răng luôn khỏe mạnh, cứng chắc và bền bỉ. Do đó, răng có thể chịu được lượng ăn nhai lớn, sự tác động của axit và vi khuẩn gây bệnh… Nhưng nếu trẻ bị thiểu sản men răng, tức là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi. Lúc này răng sẽ bị yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và phá hủy răng.

Sâu răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo giảng viên Đặng Nam Anh – hiện đang công tác tại bộ phận tuyển sinh trung cấp nha khoa 2018 chia sẻ: Bệnh sâu răng sẽ không quá nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu để tình trạng sâu răng ở trẻ kéo dài sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn hình thành và sinh sôi không chỉ trong lỗ răng sâu mà lâu dần còn lan ra cả khoang miệng và dẫn đến trẻ bị rụng răng. Đồng thời, sâu răng còn gây viêm tủy, đau nhức răng khiến trẻ sốt, mệt mỏi, chán ăn và bỏ bữa. Ngoài những ảnh hưởng về bệnh lý, sâu răng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần phát triển của trẻ, đồng thời khiến chúng ngại giao tiếp, ăn uống.

Nguy hiểm nhất khi trẻ bị sâu răng là khi viêm tủy tăng nặng nguy cơ dẫn đến tình trạng hoại tử và áp xe chấn răng. Khi trẻ bị nhiễm trùng áp xe răng có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng sau này của trẻ. Ngoài ra, việc chữa trị sâu răng không kịp thời mà phải nhổ đi răng sữa của trẻ thì rất có thể việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này bị lộn xộn, không đồng đều và khó có thể niềng chỉnh lại được.

Bệnh sâu răng sẽ không nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện kịp thời

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Sâu răng là một trong 4 căn bệnh răng miệng nguy hiểm ở nước ta, không chỉ trẻ nhỏ mới là đối tượng mắc căn bệnh này mà nagy cả người lớn cúng rất dễ mắc phải nếu không có biện pháp phòng tránh và bảo vệ răng hợp lí.

Dưới đây là một số phương pháp mẹ có thể tham khảo đẻ bảo vệ răng cho trẻ:

  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn gây hại cho răng như bánh ngọt, dầu mỡ, thay thế vào đó là bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm chứa vitamin như rau xanh và trái cây.
  • Trong giai đoạn 1 -2 tuổi để vệ sinh răng miệng cho trẻ mẹ có thể dùng khăn sạch hoặc gạc mềm để làm sạch nướu cho trẻ, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Từ 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể bước đầu dạy cho trẻ việc vệ sinh đúng cách và hình thành thói quen bảo vệ răng sau khi ăn.
  • Bổ sung canxi cho răng là điều mà cha mẹ nên làm, bởi vì canxi là thành phần chủ yếu và quan trọng nhát trong việc phục hồi và tái tạo, bổ sung dưỡng chất để nuôi răng chắc khỏe. Mẹ có thể bổ sung caanxi qua các nguồn thực phẩm như cá, trứng và sữa.
  • Ngoài dạy trẻ cách bảo vệ răng và bổ sung dưỡng chất thì việc tái khám định kì là điều không thể thiếu. Điều này giúp cho các Nha sĩ phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý răng miệng và có phương pháp bảo vệ răng cho trẻ.

Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mẹ hiểu được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm để từ đó có thể tìm đề ra các phương pháp phòng và chữa trị bệnh sâu răng cho trẻ.

Dung Trần: trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng tiêu cực do bệnh hôi miệng gây ra và giải pháp khắc phục

Hôi miệng không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn có thể gây …