Sử dụng thuốc tê để giảm đau trong quá trình nhổ răng là lựa chọn hàng đầu của nha sĩ để giảm bớt cơn đau trong quá trình nhổ răng. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp do thể trạng đặc biệt dễ dàng dị ứng với thuốc tê gây ra một số biến chứng không mong muốn.
- Kỹ Thuật Phục Hình Răng Nào Tốt Nhất?
- Tìm Hiểu Những Dụng Cụ Hay Dùng Của Nha Sĩ
- Quy Trình Nha Sĩ Cần Biết Khi Phục Hình Răng Sứ.
Nha sĩ cần hiểu và có biện pháp xử lý tai biến khi gây tê.
Trong quá trình nhổ răng ở các phòng khám nha khoa, bệnh nhân luôn muốn sử dụng thuốc để giảm bớt cơn đau. Chính vì vậy, Nha sĩ cần phải hiểu rõ và có biện pháp xử lý phù hợp khi gặp phải những trường hợp như thế. Dưới đây là một số tai biến thường thấy và biện pháp xử lý ngay khi sử dụng thuốc tê nhổ răng.
1. Xỉu hay ngất khi nhổ răng
Xỉu là tình trạng mệt lả hoặc ngất nhẹ trong khoảng thời gian rất ngắn trong đó có sự mất ý thức không hoàn toàn. Ngất là sự gián đoạn của đời sống ngoại tiết và sự ngừng ít hay nhiều hoạt động dinh dưỡng. Những nguyên nhân có thể gây ngất hoặc xỉu là do:
– Do thiếu máu ở não sau sự giãn mạch và tụt huyết áp xảy ra khi đang tiêm hoặc sau khi tiêm thuốc tê vài phút.
– Bệnh nhân có thể trạng dị ứng với thuốc tê.
– Bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch.
– Do sự so sợ ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm, đây là lý do thường gặp nhất.
– Ngộ độc thuốc tê do tiêm nồng độ quá cao hay tiêm vào mạch máu.
* Triệu chứng
– Xỉu : buồn nôn, môi tái nhợt, tay chân bủn rủn, thở yếu, mạch nhanh, huyết áp tụt
– Ngất : thở khó hoặc ngừng thở, tím tái, đồng tử giãn, tim loạn nhịp hoặc ngừng đập.
* Cách xử trí
– Xỉu.
+ Để bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân, nới lỏng y phục.
+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, sắc mặt.
+ Chà, vỗ vào mặt và thái dương cồn 90°.
+ Cho uống nước trà hoặc cà phê ấm.
+ Tiêm thuốc trợ sức như: cafein 1ml dưới da hoặc long não 2ml dưới da.
– Ngất.
Nếu ngừng thở và tim đập yếu, nhanh chóng:
+ Hà hơi thổi ngạt : miệng thổi miệng hoặc miệng thổi mũi. Bệnh nhân nằm đầu lật ngửa, thổi nhịp 15 lần trong một phút.
+ Tiêm tĩnh mạch Hydrocortison 50 – 100 mg
+ Nếu ngừng thở, ngừng tim, cấp cứu càng nhanh càng tốt:
+ Hồi sức miệng thổi miệng và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Cứ 15 nén ngực (80 lần/phút) thì hai lần thổi phồng ngực nhanh với một cấp cứu viện. Hoặc 5 lần nén ngực (60 lần/phút) thì một lần thổi phồng ngực với hai cấp cứu viên.
+ Tiêm tĩnh mạch Hydrocortison và Ephertrin 10 -15 mg (nếu trường hợp bị quá mẫn với thuốc tê gây xẹp tim nhanh).
* Phòng ngừa.
– Chuẩn bị tâm lý và gây tin tưởng cho bệnh nhân.
– Coi chừng tiêm nhầm thuốc có nồng độ cao.
– Kiểm soát bơm tiêm tránh trúng mạch máu.
– Coi chừng các chống chỉ định của adrénalin.
2. Gãy kim khi gây tê
* Nguyên nhân: Do kim hấp, luộc nhiều lần gây giòn. Do bệnh nhân cử động quá mạnh, người nhút nhát hay ở trẻ em
Gãy kim khi nhổ răng tim thuốc te
Xử trí:
Đừng hốt hoảng, giữ chặt đầu bệnh nhân không để họ ngậm miệng, dùng kẹp gắp gắp ra.
– Nếu bệnh nhân ngậm miệng kim sẽ bị đẩy sâu vào mô mềm, kim rất khó lấy, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Dự phòng
– Đừng châm kím quá sâu.
– Chỉ dùng kim một lần.
3. Đau lạ thường khi gây tê
Nguyên nhân: Do đâm kim đụng vào dây thần kinh, dò bơm thuốc quá mạnh, dung dịch thuốc quá lạnh hoặc do tiêm thuốc vào mô bị viêm.
Nếu tiêm đụng dây thần kinh có thể đưa đến viêm dây thần kinh hoặc đau dây thần kinh liên tục trong nhiều tuần. Nếu tiêm đụng dây thần kinh số VII (mặt) do gây tê vùng ở gai spix đâm kim quá sâu và quá cao, bệnh nhân có thể bị liệt mặt tạm thời trong vài giờ.
Xử trí:
– Khi nghe bệnh nhân kêu đau nên rút kim lui vài ly.
– Bơm thuốc tê chậm và nhẹ.
– Thuốc tê ấm
– Tránh tiêm vào vùng viêm nhiễm.
– Không đủ tê thường do sai kỹ thuật như gây tê tại chỗ không đụng xương hoặc gây tê vùng không đúng mục tiêu.
– Mô bị viêm, thuốc tê tiêm vào sẽ bị trung hòa, thuốc tê biến chất, hết hiệu lực tê (thuốc trỏ màu vàng). Gây tê ở người nghiện rượu.
4. Không đủ tê
Cách xử trí:
+ Xem lại chi định và kỹ thuật gây tê.
+ Tăng liều lượng thuốc tê
5. Bọc máu
Do kim làm tổn thương một mạch máu. Thường xảy ra ở nữ có bệnh sinh chảy máu hay chứng giòn mao mạch, không nên gây tê vùng cho những trường hợp này
Lưu ý: khi gây tê vùng, kim có thể đâm trúng mạch máu.
+ Nếu trúng động mạch thì máu tự tràn vào bơm tiêm.
+ Nếu trúng tĩnh mạch thì phải rút kim lui mới thấy máu tràn vào.
Việc vô tình bơm thuốc tê vào mạch máu gây tai biến nguy hiểm chết người (ngộ độc thuốc tê).
Độc tính của thuốc tê tiêm vào mạch máu tăng gấp nhiều lấn sp với tiêm dưới da.
6. Cắn môi
Thường xảy ra ở trẻ em, do thuốc tê chưa kịp tan sau khi nhổ răng. Thường xảy ra ở môi dưới, vết thương có thể sưng to, loét, nhiễm khuẩn.
Xử trí :
+ Chỉ cần giải thích để bệnh nhân và người nhà hiểu
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ
+ Sử dụng thuốc kháng sinh nếu sưng to