Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ: “ Cần được quan tâm đúng cách’’

Bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ: “ Cần được quan tâm đúng cách’’

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
24/04/2018 339 Lượt xem

Sức khỏe răng miệng ở trẻ em nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng cách sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng gây biến chứng về sau.

Trẻ đi khám nha khoa
Trẻ đi khám nha khoa

Tại VN hiện có 90% dân số mắc các bệnh răng miệng, trên 60% thiếu niên có lệch lạc răng và rối loạn khớp cắn, hàng chục ngàn trẻ em khuyết tật môi miệng. Để bé có một hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tự tin, các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nha khoa hữu ích về các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ.

Viêm loét miệng

 Là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng thường là do hệ miễn dịch bị suy giảm, nhiễm khuẩn hay virus. Tác hại những triệu chứng khi trẻ bị loét miệng thường là sốt đột ngột, sưng nướu răng, có thể gây chảy mãy, biếng ăn và quấy khóc…Thông thường bị loét miệng thường sẽ hết nhưng nếu thời gian kéo dài cũng có thể gây ra nhiều bệnh khác, vì vậy nếu bạn đang thắc mắc trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao thì nên đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và chỉ định cách điều trị phù hợp.

Viêm nướu ở trẻ em

 Viêm nướu là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi bị viêm nướu, trẻ sẽ có những triệu chứng như: nướu sưng đỏ, đau, chảy máu, hôi miệng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mọc răng, do vi khuẩn hoặc do vệ sinh răng miệng kém. Nướu là bộ phận rất quan trọng trong kết cấu răng hàm mặt, trong giai đoạn đầu khi bị viêm nướu sẽ gây sưng đau và hôi miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm và hoại tử sẽ lan rộng đến mào xương ổ, dẫn đến bệnh nha chu, hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi.

Răng mọc lệch

Đây là bệnh có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường khi chúng ta quan sát. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do bị mất răng và các thói quen xấu như đẩy môi hoặc mút tay. Tuy không gây ra bệnh lý nghiêm trọng nhưng răng mọc lệch ảnh hưởng rất xấu đến thẩm mỹ của bộ răng, làm cho trẻ nhỏ thiếu tự tin với hàm răng của mình.

Hàm răng của trẻ mọc không đều
Hàm răng của trẻ mọc không đều

Bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ

Nấm miệng là bệnh trẻ nhỏ thường mắc phải nên khá nhiều bố mẹ đã tự ý mua thuốc về điều trị cho con tại nhà, điều này đã vô tình làm cho tình trạng nấm phát triển theo chiều hướng xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn toàn, vệ sinh vùng miệng không sạch và chưa đúng cách. Điều này khiến cho trẻ rất khó chịu dẫn đến tình trạng lười ăn hoặc thay đổi vị giác ăn không còn được ngon miệng, ở một số trường hợp trẻ còn bị nôn ói.

Cách hạn chế bệnh răng miệng cho trẻ nhỏ

Bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó để giúp trẻ có được hàm răng khỏe đẹp, người lớn cần hướng dẫn cho trẻ những cách tự bảo vệ hàm răng như sau:

  • Hạn chế đồ ngọt, tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng, hướng dẫn bé cách chải răng đúng cách… là những phương pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa các bệnh răng miệng ở trẻ em, giúp bé có hàm răng đẹp và nụ cười xinh xắn hơn.
  • Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.
  • Dùng kem đánh răng có flour.
  • Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.
Trẻ tập đánh răng đúng cách
Trẻ tập đánh răng đúng cách

Bên cạnh đó, đưa bé đi thăm khám răng ngay khi phát hiện các bệnh về răng miệng cũng là điều rất cần thiết.

Việc thăm khám tại các trung tâm nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh về răng miệng ở trẻ em và có cách chữa trị kịp thời cũng như hướng chăm sóc răng miệng đúng đắn cho trẻ sau này. Tránh tình trạng chữa không dứt điểm, khiến tình trạng nặng thêm.

 Nguồn: trungcapnhakhoa.com

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng có phải là bệnh? Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây ra …