Danh mục
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Ăn Tết Thoải Mái Không Lo Gặp Nha Sĩ?

Ăn Tết Thoải Mái Không Lo Gặp Nha Sĩ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
02/02/2016 1,077 Lượt xem

Sum họp bên gia đình, bè bạn, cùng nâng chén rượu nồng, ăn một miếng bánh chưng, một miếng dưa hành… Nhưng niềm vui ngày Tết sẽ chẳng được trọn vẹn nếu như bạn đang gặp phải vấn đề về răng ê buốt, khiến cho bạn luôn phải e dè các món Tết.

an-tet-khong-lo-gap-nha-si

Ngày Tết ăn uống không lo răng ê buốt.

Tết đang về rất gần trên từng nụ hoa đào, hoa mai e ấp chớm nở. Ta thấy trong lòng cái cảm giác nôn nao, hạnh phúc xen lẫn với xúc động trong ngày đoàn viên, sum họp bên gia đình, bè bạn, cùng nâng chén rượu nồng, uống một trà nóng, ăn một miếng bánh chưng, một miếng dưa hành,… cảm thấy cả mùa xuân như đang mở ra trước mắt.

Nhắc đến nước đá đã thấy “rùng mình”, ê buốt răng

Đa số người dân Việt Nam vẫn có phong tục nếu có khách đến nhà chơi trong ngày Tết đều mời ăn, mời uống. Đây là một nét văn hóa đẹp thể hiện lòng hiếu khách, nên để giữ phép lịch sự thì khi được mời chúng ta rất hiếm khi từ chối. Dù ăn ít hay nhiều cũng ngồi vào bàn ăn với mọi người, rồi cùng nâng ly để chúc nhau những điều tốt đẹp, may mắn nhất trong năm mới (thường là một ly rượu/ bia/nước ngọt, thêm đá). Nhưng việc này lại không hề dễ dàng chút nào với những người có răng nhạy cảm, vì chỉ cần một chút kích thích từ các đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, hoặc chứa nhiều axít có thể khiến cho người đó phải chịu những cơn ê buốt khó chịu. Chính điều này hình thành nên tâm lý “phòng thủ”, e dè các món ăn, thức uống ngày Tết ở những người có răng ê buốt. Có khi chỉ nhắc đến nước đá cũng đã khiến họ thấy “rùng mình” sợ hãi.

cach-giam-dau-rang-nhanh-nhat

Ê buốt răng không phải là bệnh.

Ê buốt răng không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của răng nhạy cảm, thường gặp nhiều nhất ở khoảng từ 25 đến 45 tuổi. Lộ ngà răng là nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng. Ngà răng có các ống nhỏ chứa các đầu tận thần kinh và lấp đầy bởi dịch. Sử dụng thức ăn đồ uống nóng, lạnh, chua hoặc ngọt có thể làm chất dịch trong ngà răng chuyển động nhanh, kích thích lên các đầu tận của nơ – ron thần kinh và gây ra cảm giác ê buốt. Hiện tượng này xảy ra thỉnh thoảng hoặc rất thường xuyên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người.

Ê buốt răng bình thường đã là một trở ngại trong cuộc sống thường ngày. Hiện tượng này nếu kéo dài còn gây ảnh hưởng tâm lý, khiến người bị ê buốt có cảm giác e dè, chỉ cần nhìn thấy những món ăn nóng, lạnh, ngọt… là đã rùng mình “phát sợ”, đặc biệt là trong ngày tết khi các mâm cỗ hay các buổi tiệc tùng, sum họp người thân luôn đầy ắp các món ngọt, chua, lạnh…

Xoa dịu ê buốt, Tết “êm ả” hơn!

Phần lớn người có răng ê buốt thường âm thầm chịu đựng để nó tự khỏi, nhưng do không được điều trị và chăm sóc đúng cách nên ê buốt răng rồi lại tái phát. Một số cách đơn giản sau sẽ giúp giúp bạn xoa dịu nhanh chóng những cơn ê buốt khó chịu, tận hưởng Tết trọn vẹn hơn:

dao-tao-ky-thuat-hinh-phuc-hinh-rang-tham-my-o-dau-tot

Xoa dịu ê buốt răng hiệu quả

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm.

Lưu ý: Chải răng theo chiều dọc và không chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh.

– Hạn chế ăn uống những đồ quá lạnh, quá nóng, hoặc có tính acid có thể gây tổn hại đến men răng.

– Các Nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm, như Sensodyne.

Nguồn: Nha khoa Denta

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …