Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Nha Chu > Đối với phụ nữ mang thai bệnh nha chu được điều trị như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai bệnh nha chu được điều trị như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
11/08/2021 148 Lượt xem

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai là do sự thay đổi của nội tiết tố sẽ làm cho các mạch máu ở nướu bị kích thích, khiến nướu bị sưng đỏ và nhạy cảm hơn bình thường. Vậy khi gặp tình trạng này cần điều trị như thế nào?

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai

Những nguy hiểm khi mắc bệnh nha chu khi mang thai

Mắc bệnh nha chu trong giai đoạn thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở các mẹ bầu, mà còn có thể gây sinh non (trước 37 tuần) và nhẹ cân (dưới 2,5kg).

Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng của các mô xung quanh răng, bao gồm: nướu, cement răng, dây chằng và xương ổ răng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể làm răng lung lay và rụng đi.

Không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng của mẹ, các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu và độc tố mà chúng tiết ra có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thật vậy, nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng của bệnh nhân viêm nha chu luôn ở mức cao. Chúng có thể xâm nhập vào dòng máu qua các điểm chảy máu trên răng, đi vào nhau thai và làm thay đổi nồng độ sinh lý của dịch ối, gây chuyển dạ sớm.

Những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nha chu

Giảng viên Trung cấp Nha khoa chia sẻ một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh nha chu thường gặp là:

  • Nướu răng bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu.
  • Nướu răng đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm.
  • Có mủ chảy ra giữa răng và nướu.
  • Miệng có mùi hôi day dẳng.
  • Nướu răng bị tụt về phía chân răng.
  • Răng bị lung lay.

Điều trị bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thời điểm tốt nhất để mẹ bầu điều trị các bệnh lý răng miệng là từ tháng thứ 4 – 7 của thai kỳ. Lúc này thai nhi đã ổn định và mẹ di chuyển còn dễ dàng.

Trường hợp viêm nha chu nhẹ

Vôi răng hay còn gọi là cao răng là hiện tượng các mảng bám, vụn thực phẩm bị vôi hóa và bám chặt vào răng. Chúng sẽ làm cho bề mặt răng nhám đi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào răng, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.

Vi khuẩn và độc tố mà chúng tiết ra có thể làm cho nướu răng bị kích ứng, sưng đỏ, viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan sang các mô bên dưới nướu, phát triển thành bệnh nha chu.

Chính vì thế, cạo vôi răng sẽ được chỉ định trong hầu hết các trường hợp điều trị nhau chu, viêm nướu để diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Trường hợp viêm nha chu nặng

Trong một số trường hợp, khi trình trạng viêm nhiễm quá nặng, chảy máu nhiều khi ăn uống hoặc đánh răng, các bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị, khi đó bạn nên tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Chính vì thế, ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh như: nướu răng bị sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu,… mẹ bầu nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh, tránh biến chứng không mong muốn.

Tuyển sinh Trung cấp Phục hình răng (Nha khoa)

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo Trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội học tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.   Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Các giai đoạn phát triển của sâu răng và giải pháp khắc phục

Sâu răng là bệnh răng miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. …