Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Những lưu ý từ bác sĩ trước và sau khi nhổ răng khôn

Những lưu ý từ bác sĩ trước và sau khi nhổ răng khôn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
03/06/2021 127 Lượt xem

Răng khôn xuất hiện có thể gây ra các vấn đề về nướu, sâu răng hay tổn thương răng bên cạnh. Bác sỹ sẽ chỉ định nên nhổ răng khôn hay không trong trường hợp mọc lệch.

Răng khôn (răng cối lớn thứ ba, răng số 8) là răng nằm sâu nhất trong miệng, mọc trong độ tuổi từ 17 và 25 có người ngoài 30 tuổi. Nhiều người gặp trường hợp răng khôn mọc bất thường gây đau đớn mất ăn mất ngủ thì các chuyên gia sẽ khuyến khích nên nhổ răng khôn đó đi. Lúc này, bạn cần biết những lưu ý từ các bác sĩ nha khoa thẩm mỹ

Lưu ý những gì trước khi nhổ răng khôn?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, việc nhổ răng khôn công nghệ cao hiện nay được tiến hành bởi các bác sỹ có tay nghề tốt sẽ không gây đau đớn nhiều nên bệnh nhân không cần quá lo lắng hay sợ hãi.

Trước khi nhổ răng khôn thì bệnh nhân nên đi chụp Xquang, làm các xét nghiệm máu theo chỉ định trước can thiệp và nói rõ các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc hiện đang sử dụng cho bác sĩ nhổ răng biết.

Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tâm lý thoải mái, thư giãn; tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Những điều cần ghi nhớ sau khi nhổ răng khôn

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ tư vấn, uống thuốc đầy đủ theo đơn để giảm đau, giúp vết thương mau lành.

Sưng, đau, sốt và chảy máu là 4 triệu chứng mà các bệnh nhân hay gặp sau khi nhổ răng khôn. Để giảm các triệu chứng đó thì bạn hãy lưu ý những việc sau:

– Bạn phải cắn gạc cầm máu ít nhất khoảng 30 phút ngay sau khi nhổ răng khôn xong. Trong thời gian đó bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp để duy trì cục máu đông như không được khạc nhổ, súc miệng mạnh hay thực hiện bất cứ hoạt động ăn nhai nào, không mút hay đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.

– Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau: Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ bắt đầu thấy đau nhức và sưng tấy bên vùng mặt nhổ răng khôn. Tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Bạn hãy chườm đá lạnh liên tục trong khoảng 15 phút để nhằm giảm đau và giảm sưng. Sang tới ngày thứ 2, bạn nên chườm khăn ấm để giúp máu lưu thông, tan máu tụ bầm giúp vết thương mau lành. Nếu đau nhức khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê từ bác sỹ hoặc dược sĩ.

– Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn: Trong những ngày đầu, bạn nên ăn thức ăn mềm lỏng như cháo súp để tránh phải cắn nhai nhiều, không làm ảnh hưởng tới vị trí vừa nhổ răng khôn. Uống thêm sữa, các loại nước ép trái cây, sinh tố để bổ sung thêm vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh đồ ăn quá nóng lạnh hoặc cay, các chất kích thích, đồ uống có gas để giúp vết nhổ răng mau lành.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Và khi có các biểu hiện đau khi mọc răng số tám thì các bạn nên đến nha sỹ khám để phòng ngừa biến chứng.

Theo học ngành nha khoa

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội họa tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …