Răng khểnh thường được xem là một chiếc răng duyên, giúp nụ cười trở nên thu hút, duyên dáng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý răng miệng do răng khểnh mọc lệch. Vậy có nên niềng răng khểnh để ổn định khớp cắn hay không?
- Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng cụ thể trong quá trình chỉnh nha
- Niềng răng cho trẻ những điều cơ bản cha mẹ nên biết
- Niềng răng thẩm mỹ và những điều bạn chưa biết
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh là chiếc răng số 3, thuộc nhóm răng nanh. Răng này có chức năng xé nhỏ thức ăn.
Nếu chiếc răng này mọc hơi chìa ra bên ngoài thì sẽ được gọi là răng khểnh.
Răng khểnh có gây ra tác hại gì không?
Những chiếc răng nanh khi mọc lệch sẽ làm sai lệch khớp cắn và làm xáo trộn chức năng nhai của toàn hàm.
Bên cạnh đó, răng khểnh sẽ tạo thành khoảng trống với các răng kế cận, khiến cho thức ăn rất dễ bị giắt vào và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Có một số trường hợp, răng khểnh, lệch quá nhiều, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khá nghiêm trọng. Chính vì thế, để đảm bảo chức năng ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ, bạn nên niềng răng để điều chỉnh các răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm.
Quy trình niềng răng khểnh chuẩn y khoa
Quy trình niềng răng chỉnh nha cho răng khểnh được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Bác sĩ sẽ chụp phim X quang để đánh giá mức độ khểnh của răng, từ đó sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Bước 2: Làm sạch răng miệng
Bác sĩ sẽ cạo vôi răng, làm sạch bề mặt răng để tăng khả năng bám chắc của các khí cụ với răng.
Bên cạnh đó, nếu như bạn đang gặp các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị triệt để trước khi niềng răng.
Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài
Tùy vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn, bác sĩ sẽ gắn mắc cài tương ứng lên thân răng, cùng với dây cung, sẽ tạo thành lực kéo, giúp đưa các răng mọc sai lệch về đúng vị trí.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Trung bình khoảng từ 3 – 6 tuần, bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng, tiến hành vệ sinh răng miệng cũng như thay dây cung.
Bước 5: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn: Sau khi răng đã được dịch chuyển về vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tháo niềng và hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì để giữ kết quả chỉnh nha được ổn định.
Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội họa tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.
Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).
☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258
Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981