Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Sức Khỏe Răng Miệng Và Thai Kỳ

Sức Khỏe Răng Miệng Và Thai Kỳ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
23/12/2015 1,049 Lượt xem

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất quan trọng. Hiệp hội Nha khoa Úc (ADA) đã đưa ra các mẹo và lời khuyên giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng trong thai kỳ.

Me-bau-can-cham-soc-rang-can-than

Khi mang thai bạn nên đến Nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Khám Nha sĩ

Nếu bạn có kế hoạch mang thai, việc khám răng rất quan trọng. Khám răng thường xuyên có thể được thực hiện một cách an toàn trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn đã mang thai, bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra xem răng và nướu của bạn có khỏe mạnh không. Hãy cho nha sĩ biết mình đang mang thai. Nha sĩ của bạn có thể đề nghị một lần khám nữa trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Đây là thời kỳ mà hầu hết phụ nữ đã bớt ốm nghén.

Thèm ăn

Thèm ăn hay thậm chí sợ đồ ăn là các triệu chứng bình thường khi bạn mang thai. Nếu bạn thèm ăn các đồ ăn nhẹ có đường, bạn sẽ có nguy cơ bị sâu răng. Hãy cố gắng ăn càng nhiều càng tốt các thực phẩm ít đường. Nếu bạn chỉ thấy thèm những đồ ăn nhẹ có vị ngọt, hãy cố gắng chọn một vài loại thức ăn lành mạnh hơn như hoa quả tươi và sữa chua. Bạn nên cố gắng ăn các đồ ăn vặt đó càng gần giờ ăn chính càng tốt và đánh răng sau mỗi bữa ăn nhiều đường. Nếu ăn các đồ ăn ngọt cách xa thời gian của bữa ăn chính, bạn hãy cố gắng súc miệng bằng nước hoặc sữa.

Xem thêm: 

Những Tin tức về thuốc bắc trong đông y
Tìm hiểu về hội dược học Việt Nam năm 2018

ba-bau-thuong-them-an

Thèm ăn là triệu chứng bình thường khi mang thai.

Ốm nghén và nôn ọe

Người ta ước lượng rằng 80% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén. Chăm sóc răng có vẻ như là điều cuối cùng bạn nghĩ đến sau những cơn ốm nghén mệt nhoài. Nhưng việc chăm sóc răng thời điểm này sẽ giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng lâu dài về sau.

Nếu bạn thường xuyên bị nôn hay ợ, các axit mạnh trong dạ dày có thể gây mài mòn răng khi bị trào ngược ra.

Để giúp giảm thiểu nguy cơ mài mòn răng và sâu răng, hãy thử các cách sau:

  • Bạn không nên đánh răng ngay sau khi nôn. Những axit mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng của bạn và sự chà xát mạnh của bạn chải có thể làm xước men răng, dẫn đến các tổn hại khác. Đợi ít nhất một giờ đồng hồ sau khi nôn rồi hãy đánh răng.
  • Súc miệng với nước (tốt nhất là nước máy có chất fluoride) sau khi nôn, giúp hỗ trợ loại bỏ axit.
  • Bạn có thể nhẹ nhàng bôi kem đánh răng lên răng. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng fluoride không có cồn sẽ giúp cung cấp các chất bảo vệ bổ sung chống lại axit trong dạ dày.

Nếu bạn bị nôn khan khi đánh răng, đặc biệt là răng hàm, hãy thử các cách sau:

  • Thử một loại kem đánh răng có chất fluoride mang vị khác.
  • Sử dụng một bàn chải với đầu nhỏ, ví dụ như loại cho trẻ con
  • Đánh răng chậm lại
  • Thử nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở

cham-soc-rang-mieng-khi-mang-thai-

Mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé sau này. Bởi vậy, duy trì sức khỏe răng miệng của bạn sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng của con bạn sau này.

Trong suốt thai kỳ, nướu răng có thể nhạy cảm hơn với kích thích do vi khuẩn và dễ bị sưng. Điều này là do sự gia tăng mức nội tiết tố khiến nướu răng phản ứng mạnh hơn với các kích thích do vi khuẩn trong mảng bám gây ra.

Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng được gọi là viêm nướu. Viêm nướu dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Các dấu hiệu của viêm nướu bao gồm đỏ, sưng nướu và chảy máu, đặc biệt là khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, viêm nướu cũng có thể được điều trị nhờ đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.

Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu có thể khiến nướu và răng của bạn bị những thương tổn vĩnh viễn và bạn có thể phải nhổ bỏ răng.

Do đó, bạn cần phải vệ sinh răng miệng tốt trước, trong và sau khi mang thai. Điều quan trọng là bạn phải đến Nha sĩ thường xuyên để được tư vấn.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa Hà Nội năm 2018:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở.

Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0208.6556333

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …