Danh mục
Trang chủ > Sức Khỏe Răng Miệng > Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chân răng bị đen?

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chân răng bị đen?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
02/07/2021 68 Lượt xem

Chân răng bị đen báo hiệu tình trạng răng đang gặp nhiều vấn. Nếu không chữa trị kịp thời, răng có thể diễn biến xấu gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng răng.

Hình ảnh cho thấy chân răng bị đen

Hình ảnh cho thấy chân răng bị đen

Nguyên nhân dẫn đến chân răng bị đen là gì?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, chân răng bị đen là hiện tượng vùng chân răng tiếp xúc lợi (nướu) xuất hiện các mảng màu đen gây mất thẩm mỹ và các bệnh nha chu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đen chân răng có rất nhiều, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách,…Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến răng bị đen ở chân răng:

  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch khiến các mảng bám hình thành cao răng trên bề mặt răng. Cao và vôi răng sẽ dần cứng lại và chuyển từ màu vàng sang đen.
  • Thói quen uống cà phê, bia rượu, nước ngọt, hút thuốc lá, ăn socola,… là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chân răng bị đen. Do các loại thức ăn và nước uống này có màu đậm dễ làm răng bị ố vàng và bám dính màu lên cao răng, dẫn đến chân nướu răng bị đen nhanh chóng.
  • Sâu răng cũng là một yếu tố khiến chân răng của bạn bị đen. Phần chân răng là nơi khó làm sạch nhất nếu chúng ta chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Dần dần, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tấn công tạo thành các lỗ sâu. Ngay lập tức, ngà răng sẽ hình thành cơ chế bảo vệ bằng cách tạo thành khối cứng màu đen để ngăn khuẩn sâu răng tiếp tục xâm nhập.
  • Gắn mão sứ cho răng bằng các vật liệu cốt kim loại cũng gây nên tình trạng đen chân răng. Bởi sau thời gian dài, kim loại sẽ dần bị oxy hóa và hình thành màu đen tại vùng chân răng.

Chân răng bị đen ban đầu chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và không được khắc phục đúng cách sẽ gây nên những bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, sưng lợi, ê buốt, hôi miệng,… thậm chí hình thành các ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm cho toàn bộ khoang miệng và cả cơ thể.

Làm thế nào để xử lý tình trạng chân răng bị đen

Nhiều người chỉ gặp phải tình trạng viền chân răng bị đen nhẹ, chưa có dấu hiệu đau nhức. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân phát hiện ra chân răng bị đen gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, có thể bị đau nhức ê buốt.

Dưới đây là một số cách xử lý tạm thời bạn có thể tham khảo, hoặc tìm đến các phương án giải quyết triệt để nếu cần.

Biện pháp cải thiện tình trạng đen chân răng tại nhà

Giảng viên Trung cấp Nha khoa chia sẻ, có nhiều bệnh nhân sau khi phát hiện gốc chân răng bị đen thường không biết nên làm thế nào.

Tuy nhiên nếu chỉ phát hiện các dấu hiệu nhẹ, đốm đen xuất hiện ít hoặc màu nhạt thì bạn có thể cải thiện tại nhà bằng các cách sau:

  • Chăm sóc răng miệng kỹ với các quy trình được nha sĩ khuyên dùng.
  • Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa 1 lần mỗi ngày để lấy sạch mảng bám. – Súc miệng mỗi tối trước khi đi ngủ để các vi khuẩn không tấn công khoang miệng và răng.
  • Thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày. Hạn chế tinh bột, thức ăn ngọt, nước uống có gas,…

Chân răng bị đen và đau phải điều trị triệt để

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng, nếu tình trạng chân răng bị đen nặng hơn và gây ra các cơn đau nhức,ê buốt, bắt buộc người bệnh phải đến gặp nha sĩ để được tư vấn phương hướng chữa trị.

Các biện pháp chuyên môn được sử dụng để giải quyết vấn đề này bệnh nhân có thể tham khảo như:

  • Lấy vôi răng định kỳ. Như đã nói về sự hình thành tình trạng bị đen dưới chân răng, các mảng bám thức ăn đóng vai trò là nguyên nhân lớn. Chính vì vậy, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần là cách giải quyết vấn đề dễ dàng nhất.
  • Điều trị sâu răng với các răng bị đen do sâu men chân răng. Đây thường sẽ là lý do khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng răng sâu đau nhức. Điều trị sâu răng cũng là cách chữa chân răng bị đen nhanh nhất, bằng cách làm sạch rồi trám chỗ sâu để hoàn thiện răng bị tổn thương.
  • Trong trường hợp sâu ăn vôi tủy thì phải điều trị tủy để phục hồi các tổn thương đã có.
  • Bọc sứ cho răng hoặc can thiệp các biện pháp nha khoa thẩm mỹ nếu tình trạng răng diễn biến nặng, bị ăn mòn nhiều. Với các răng bị sứt mẻ, kẽ chân răng bị đen nặng không có khả năng phục hồi, bọc sứ là biện phẩm cải thiện tốt nhất.

Tuyển sinh Trung cấp Phục hình răng (Nha khoa)

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo Trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội học tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.   Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Nhân tố khiến sức khỏe răng miệng suy giảm và giải pháp khắc phục

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của …