Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực trồng răng sứ thẩm mỹ cho những trường hợp phục hình răng bị mất.
Những điều cần biết về làm cầu răng sứ.
Bạn biết gì về cầu răng sứ?
Răng bị mất cần được thay thế, đặc biệt là đối với mất răng cửa. Nếu điều kiện cho phép thì làm cầu răng luôn tốt hơn là làm hàm tháo lắp đối với trường hợp mất răng đơn độc. Thường thì cầu răng cần một trụ cầu mỗi bên khoảng mất răng.
Cầu răng là kỹ thuật trồng răng sứ dùng để nâng đỡ và được dán vào những răng tự nhiên kế bên. Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này. 2 mão răng này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.
Lắp cầu răng sứ phù hợp đối tượng nào?
Cầu răng sứ được Nha sĩ chỉ định điều trị cho những bệnh nhân mất 1 hoặc nhiều răng bằng cách bắc cầu giữa những răng đã mất. Bệnh nhân làm cầu răng phải có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt, xương hàm chưa tiêu, … Răng thật kế bên khoảng trống mất răng của người bệnh vẫn còn chắc khỏe để làm trụ cho răng giả.
Cầu răng thuộc loại phục hình thẩm mỹ cố định, răng giả được bác sĩ gắn chắc cố định vào răng và chỉ có bác sĩ mới có thể tháo ra, không giống như phương pháp phục hình tháo lắp mà bệnh nhân có thể tự tháo ra lắp vào.
Vì sao phải làm cầu răng sứ?
Vì sao cần phải làm cầu răng sứ?
Khi bị mất răng, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Thực phẩm sẽ bị mắc kẹt lại ở vị trí trống không được vệ sinh để lâu dài sẽ dẫn đến sâu răng, gây ảnh hưởng tới nướu và tới các răng khác. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu khoảng trống mất răng sẽ bị tiêu xương không có gì để nâng đỡ môi và má gây ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ thẩm mỹ.
Khi mất răng, lực đè ép lên nướu và các mô miệng khác tạo nên một số xáo trộn có hại cho sức khỏe của bạn. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh nướu. Ảnh hưởng lâu dài tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Những loại cầu răng sứ hiện nay
– Cầu răng thông thường: Là loại cầu răng cố định nên bệnh nhân không thể tháo ra như khi sử dụng hàm giả tháo lắp. 2 răng thật bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm trụ cầu. Cầu răng sẽ ở giữa 2 trụ này.
– Cầu dán: cầu dán được dùng tạm thời ở vùng răng trước; cầu răng này không đắt tiền, được sử dụng tốt nhất khi các răng trụ lành mạnh và không có những miếng trám lớn. răng giả được dán vào các răng 2 bên khoảng mất răng bởi cánh dán, các cánh dán này được dán vào mặt trong của các răng kế cận do đó không thể thấy cánh dán khi nhìn từ bên ngoài. Loại cầu này không cần phải mài nhiều mô răng trên các răng kế cận.
– Cầu nhảy: thường dùng ở vùng răng ít chịu lực nhai lớn như vùng răng cửa. Nó được thực hiện khi chỉ có răng ở 1 đầu của khoảng mất răng, cầu nhảy thường tựa trên 1 hoặc nhiều răng trụ.
Ưu nhược điểm của các loại cầu răng sứ.
Những ưu điểm của cầu răng sứ:
– Cầu răng có khả năng tạo lại vẻ tự nhiên cho hàm răng.
– Thường chỉ cần 2 lần hẹn là có thể hoàn tất.
– Có thể tồn tại trong nhiều chục năm nếu Bạn giữ vệ sinh đúng cách.
Nhược điểm của cầu răng sứ:
– Răng trụ có thể hơi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ quá mức, có thể kéo dài vài tuần sau khi hoàn tất cầu.
– Vi khuẩn có thể phát triển trên mảng bám thức ăn bám quanh các răng trụ nếu bạn giữ vệ sinh không sạch.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học trung cấp nha khoa 2018 tại Hà Nội:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.6556.333.
Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur