Danh mục
Trang chủ > Bệnh Răng Miệng > Bệnh Nha Chu > Bệnh nha chu – kẻ thù của sức khỏe răng miệng

Bệnh nha chu – kẻ thù của sức khỏe răng miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
07/06/2018 312 Lượt xem

Bệnh nha chu hay còn gọi là bệnh của các mô quanh răng, là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, có diễn biến thầm lặng tuy nhiên đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng ở người lớn

Bệnh nha chu - kẻ thù của sức khỏe răng miệng

Bệnh nha chu – kẻ thù của sức khỏe răng miệng

Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính của bệnh. Nếu không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng không tốt. Giảm sức đề kháng cơ thể, phụ nữ có thai, hút thuốc lá. Các bệnh toàn thân như tiểu đường, HIV/AIDS, nhiễm trùng nhiễm độc…

Bệnh nha chu dễ bị nhầm lẫn với viêm nướu

Theo trang Trung cấp nha khoa, bệnh nha chu được nhắc đến nhiều lần trong các bệnh lý răng được cho là kẻ thù hàng đầu của sức khỏe răng miệng. Có nhiều hiểu lầm bệnh nha chu là viêm nướu răng, tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy.

Viêm nướu và viêm nha chu là hai bệnh khác nhau, mặc dù có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nhưng mức độ ảnh hưởng và việc điều trị của từng loại bệnh lại không giống nhau. Trước hết, viêm nướu và viêm nha chu thông thường đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân bị mảng bám, vôi răng do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Sau khi ăn xong những thức ăn còn sót lại kết hợp với nước bọt trong miệng dễ dàng hình thành nên những mảng bám hình thành trên viền nướu, quanh các chân răng, các kẽ răng, rãnh răng. Nếu bệnh nhân không chú ý làm sạch răng miệng kịp thời thì những mảng bám này sẽ nhanh chóng trở thành cao răng, lúc này chúng sẽ cứng và bám chắc hơn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng hình thành và sinh sôi nảy nở, tấn công phá hủy nướu và răng. Biểu hiện của viêm nướu là viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng, làm nướu bị kích ứng, ửng đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu. Trong khi đó, viêm nha chu lại có những biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn. Là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu. Vì vậy, viêm nha chu thường có những biểu hiện nguy hiểm như: bao gồm các dấu hiệu của viêm nướu, tiêu xương ổ răng, xuất hiện túi nha chu dễ bị chảy mủ, răng lung lay và suy yếu, chân răng dài ra, miệng có mùi hôi… Trong đó, dấu hiệu tiêu xương ổ răng là bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng, nguy cơ mất răng cao.

Các triệu chứng và cách phát hiện bệnh nha chu

Bác sĩ răng hàm mặt Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết bệnh nha chu có diễn tiến rất thầm nặng, nhưng vẫn có những triệu chứng cụ thể. Khi bị viêm nha chu các biểu hiện thường thấy là tình trạng chảy máu khi chải răng. Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, khi soi gương nhìn thấy mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng. Hơi thở hôi, ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra. Nếu tình trạng không được điều trị răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.

Thường xuyên đến cơ sở nha khoa kiểm tra chăm sóc sức khỏa răng miệng

Thường xuyên đến cơ sở nha khoa kiểm tra chăm sóc sức khỏa răng miệng

Phương pháp điều trị bệnh nha chu hiệu quả

Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Tùy từng tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được); Cố định răng (nếu răng lung lay); Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết); Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng; Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm; Điều trị phẫu thuật… Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng.

Cách biện pháp phòng tránh bệnh nha chu

Điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe lợi. 6 tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch cao răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám cũng như chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp bệnh nhân bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.

Học ngành nha khoa am hiểu chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên sâu

Nếu quan tâm tới sức khỏe răng miệng,hoặc chăm sóc sức khỏe răng miệng của con người. Ngay từ bây giờ có thể đăng kí học văn bằng 2 Trung cấp Kỹ thuật phục hình răng với thời gian đào tạo ngoài giờ hành chính, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có thể vừa học vừa đi làm không gây ảnh hưởng đến công việc hiện tại trong giờ hành chính. Ngoài ra sau khi tốt nghiệp ra Trường sinh viên được cấp bằng Trung cấp Kỹ thuật phục hình răng. Với tấm bằng này thí sinh có thể học liên Thông Cao đẳng Dược Hà Nội nếu có nhu cầu.

Theo học Trung cấp Kỹ thuật phục hình răng là một lựa chọn chính xác

Theo học Trung cấp Kỹ thuật phục hình răng là một lựa chọn chính xác

Mọi thông tin đăng kí tuyển sinh ngành nha khoa thí sinh có thể liên hệ đến địa chỉ tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tim mạch có mối tương tác qua lại, …